Thuật ngữ KOL không còn quá xa lạ đối với giới trẻ hiện nay trên các mạng xã hội. Tuy nhiên, một số bạn có thật sự hiểu rõ KOL là gì? Và làm thế nào để trở thành KOL chuyên nghiệp với độ phủ sóng dày đặc? Trong bài viết này, chúng mình sẽ cùng tìm hiểu về công việc của một KOL giúp bạn có thêm thông tin và định hướng cho tương lai nhé!
I. KOL là gì?
KOL (hay Key Opinion Leader) tạm dịch là “người tư vấn quan điểm chính”, có sức ảnh hưởng đến một cộng đồng nhất định. Họ là những người có chuyên môn về một lĩnh vực nào đó, và thông qua những kiến thức, hoặc chia sẻ nhận được sự yêu thích và tín nhiệm của nhiều người. Hiện nay, KOL phủ sóng khắp mọi lĩnh vực như ca sĩ, MC, đầu bếp, bác sĩ, giáo viên,…
Trong ngành Marketing, KOL có vai trò khá quan trọng trong việc kết nối sản phẩm với người tiêu dùng. Các doanh nghiệp thường dựa vào mức độ ảnh hưởng của KOL mà mời họ tham gia vào những dự án quảng cáo nhằm tăng mức độ tin dùng sản phẩm của khách hàng. Cũng vì thế, mỗi KOL sẽ nhận được mức thù lao khác nhau.
II. Phân loại các nhóm KOL hiện nay
1. Celebrity
Celebrity gọi tắt là Celeb thường là những người nổi tiếng, có sức ảnh hưởng lớn đến cộng đồng như ca sĩ, diễn viên, ngôi sao hạng A,… Họ thường có vai trò là hình ảnh đại diện cho các nhãn hàng, đại sứ thương hiệu,…
2. Influencer
Influencer hay còn gọi là những người truyền cảm hứng. Influencer là người mang những thông điệp, thông tin bổ ích về một lĩnh vực nào đó đến xã hội ví dụ: nấu ăn, du lịch,… Nhóm KOL này có thể là bất cứ ai trong bất kì ngành nghề (streamer, Vlogger,…), lĩnh vực nào.
3. Mass Seeder
Mass Seeder có sức ảnh hưởng trong một phạm vi nhỏ hơn. Công việc của Mass Seeder là chia sẻ những thông tin từ nhóm Celebrity và Influencer với mục đích quảng bá sản phẩm, thương hiệu đến nhóm khách hàng nhỏ của mình.
III. Lợi ích của KOL đối với doanh nghiệp
– Tăng nhận diện thương hiệu: Bất kì doanh nghiệp nào cũng mong muốn thương hiệu mình có chỗ đứng trên thị trường. Do đó, với mức độ phủ sóng và lòng tin của khách hàng dành cho KOL sẽ giúp thương hiệu được biết đến một cách rộng rãi hơn.
– Tiếp cận sâu rộng với khách hàng mục tiêu: KOL là những người am hiểu sâu sắc về một lĩnh vực nào đó. Thế nên, những sản phẩm hay dịch vụ được KOL chia sẻ/ giới thiệu sẽ nhận được sự quan tâm và tin dùng của nhóm người theo dõi họ. Chính vì điều này mà sản phẩm được quảng cáo dễ dàng tiếp cận khách hàng mục tiêu.
– Tăng độ uy tín cho sản phẩm/ dịch vụ: Khách hàng ngày nay là những người mua hàng thông minh, họ rất khắt khe trong việc lựa chọn và đánh giá những sản phẩm. Do đó, những kiến thức chuyên môn về một lĩnh vực của KOL vô cùng giá trị. Vì lẽ đó, việc KOL giới thiệu sản phẩm giúp người dùng có niềm tin hơn về sản phẩm.
– Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm/ dịch vụ: Trước khi mua hàng, khách hàng thường rất do dự về chất lượng, cũng như độ phù hợp. Và tâm lý chung sẽ tìm hiểu những bài chia sẻ của những người có chuyên môn – KOL. Do đó, qua quá trình nhận diện thương hiệu và đã có được lòng tin từ khách hàng thì hành vi mua hàng sẽ được diễn ra nhanh chóng hơn.
– Cải thiện thứ hạng từ khóa khi làm SEO: Những người theo dõi sẽ ưu tiên lựa chọn những thông tin được KOL chia sẻ. Thế nên, bài viết của KOL có liên quan đến sản phẩm mà khách hàng quan tâm cũng nhận được nhiều sự quan tâm và tin đọc. Thứ hạng SEO cũng vì đó mà tăng lên.
Xem thêm : 10 bí quyết giúp các marketer trở thành KOL trong lĩnh vực của mình
IV. Nguyên tắc lựa chọn KOL hiệu quả
Với sự phát triển của ngành nghề KOL như hiện nay, các nhãn hàng và doanh nghiệp có rất nhiều sự lựa chọn. Tuy nhiên để chọn được KOL phù hợp với sản phẩm, tăng doanh số bán hàng hoặc mức độ nhận biết thương hiệu trong thời gian nhanh nhất phải dựa vào những yếu tố sau đây:
– KOL phải phù hợp với sản phẩm, lĩnh vực cần quảng bá: Dựa vào sản phẩm và kiến thức về lĩnh vực của KOL để có được sự lựa chọn phù hợp. Họ sẽ dùng những kiến thức chuyên môn cùng trải nghiệm để tăng mức độ thuyết phục của khách hàng.
– Nhóm khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp là người hâm mộ của KOL: Người hâm mộ KOL luôn theo dõi và cập nhật những trạng thái hoặc chia sẻ của họ trên các nền tảng mạng xã hội. Vì vậy, việc tiếp cận sản phẩm sẽ dễ dàng nếu khách hàng mục tiêu thuộc nhóm người hâm mộ của KOL.
– Nên chọn những KOL được nhiều người yêu mến: Số lượng người yêu mến KOL nhiều sẽ thúc đẩy mức độ nhận diện thương hiệu và lượng khách hàng tăng cao. Do đó, việc sản phẩm ngày càng lan tỏa trên diện rộng là điều tất nhiên.
– Dựa vào thông điệp tích cực mà KOL mang lại: Nếu KOL luôn chia sẻ những thông điệp tích cực, thông tin chân thật thì sẽ thu hút được một lượng lớn khách hàng. Cùng nhờ đó mà tạo được niềm tin của những người theo dõi. Và thông qua đó, sản phẩm/ dịch vụ mà KOL đã trải nghiệm và chia sẻ sẽ được người theo dõi ưa chuộng hơn.
V. Cách để trở thành KOL chuyên nghiệp
1. Hiểu thế mạnh bản thân
Biết được thế mạnh của bản thân là điều cần thiết cho việc phát triển lâu dài. Chẳng hạn như bạn cần phải có kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực nào đó, để tập trung trau dồi và rèn luyện. Những video chung chủ đề nhưng đa dạng nhiều mặt sẽ giúp làm nổi bật thế mạnh và người khác sẽ dễ dàng nhớ đến bạn.
2. Xác định nhóm khách hàng mục tiêu
Bước tiếp theo cần phải xác định được trong lĩnh vực bạn theo đuổi sẽ phù hợp với nhóm đối tượng nào, độ tuổi bao nhiêu, mức thu nhập như thế nào,… Có thể nói khán giả, khách hàng là những người mang lại thu nhập KOL. Biết được đối tượng khách hàng mục tiêu, KOL dễ dàng xây dựng chiến lược phát triển.
3. Đầu tư xây dựng content hiệu quả
Sau khi đã xác định được nhóm đối tượng mục tiêu, bạn cần dựa vào nhu cầu của khách hàng và nền tảng xã hội để xây dựng thông điệp phù hợp. Nội dung content cần phải chi tiết, ngắn gọn và đầy đủ. Video hoặc bài viết sau khi đăng tải trên mạng xã hội phải đảm bảo thỏa mãn nhu cầu, mang lại lợi ích cho khán giả.
4. Tiếp thu các ý kiến đóng góp tích cực
Khi trở thành người của công chúng, việc xuất hiện nhiều luồng ý kiến trái chiều là điều tất yếu. Trong trường hợp đó, bạn cần chọn lọc tiếp thu các ý kiến tích cực để có thể cải thiện và phát triển tốt hơn, phù hợp với thị hiếu khán giả. Khi có thể đáp ứng được nhiều nhu cầu, lượng khán giả của bạn sẽ được cải thiện hơn.
5. Chấp nhận những ý kiến trái chiều
Vì mỗi cá nhân sẽ có những ý kiến riêng, do đó bạn phải chấp nhận sự xuất hiện của những ý kiến tiêu cực. Thật sự may mắn khi có nhiều ý kiến ủng hộ từ những người yêu mến bạn nhưng cũng không tránh được những ý kiến trái chiều. Hãy xem những ý kiến trái chiều là động lực và cải thiện mình hơn.
6. Liên tục sáng tạo, làm mới nội dung
Khán giả luôn thích thú với những điều mới lạ. Do đó, dù là bạn chỉ đang tập trung cho 1 lĩnh vực nhưng vẫn cần phải sáng tạo thêm nhiều nội dung đa dạng. Điều này không những giúp thu hút nhiều người quan tâm hơn, gây sự thích thú cho khán giả mà còn giúp tư duy phát triển.
7. Không ngừng học hỏi, nâng cao chuyên môn
Để trở thành KOL, bạn phải thật giỏi trong một lĩnh vực nào đó. Trong thời đại hiện nay, mọi thứ luôn đổi mới theo từng ngày. Do đó, luôn trau dồi những kiến thức, làm mới bản thân để mang đến khán giả những kiến thức mới và bổ ích, từ đó tăng lượng người theo dõi.
8. Tăng cường mở rộng các mối quan hệ
KOL cần có kỹ năng giao tiếp tốt và gây thiện cảm với mọi người. Điều này giúp bạn gần gũi hơn với người hâm mộ, cũng như có thêm nhiều cơ hội hợp tác với những KOL khác làm cho hình ảnh trở nên đa dạng. Nhờ thế mà bạn có thể tăng thêm lượng người theo dõi, cũng như tăng thu nhập cho chính mình.
Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu thêm về vai trò và công việc của các KOL trên thị trường hiện nay. Nếu thấy bài viết hay, đừng quên chia sẻ cho mọi người nhé!
Nguồn : Tham khảo
[…] Xem thêm : KOL là gì? Cách trở thành một KOL chuyên nghiệp và thành công […]