Ngày 10/10 hằng năm được lấy là Ngày sức khỏe tâm thần thế giới. Để đánh dấu sự kiện này, TikTok đã chia sẻ tổng quan về các công cụ giúp hỗ trợ sức khỏe tinh thần mà nền tảng mạng xã hội này đang phát triển. Theo đó, có các nghiên cứu mới về việc cảm xúc của mọi người quanh chủ đề các mối lo tới sức khỏe tinh thần và các công cụ hỗ trợ dành cho họ.
Các công cụ này được tích hợp trên ứng dụng TikTok bên cạnh các tài nguyên về chủ đề sức khỏe hiện có. TikTok đồng thời khởi động chiến dịch “Mental Well-Being Comes First” (tạm dịch: Sức khỏe tinh thần là ưu tiên hàng đầu) nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về tầm quan trọng của sức khỏe tinh thần, thông qua những công cụ và lập trình sẵn của app.
Theo TikTok: “Để nuôi dưỡng một môi trường đồng cảm và thấu hiểu, TikTok đã tập hợp những nhà sáng tạo nội dung được yêu thích nhất trong cộng đồng, kết hợp cùng các chuyên gia sức khỏe tâm thần để cùng sản xuất những nội dung chủ đề sức khỏe tinh thần”.
Đại diện của TikTok khẳng định tất cả những nhà sáng tạo nội dung tham gia chương trình đều sẽ được học cách nói chuyện, chia sẻ về những vấn đề nhạy cảm ví dụ như cảm xúc đau khổ, phục hồi sau chứng rối loạn ăn uống. Điều này nhằm mục đích giúp những người làm nội dung hiểu rõ hơn khi tạo ra nội dung về chủ đề nhạy cảm liên quan đến sức khỏe tinh thần.
Sản phẩm sáng tạo được coi như tài nguyên giúp khởi dậy các chủ đề lành mạnh quanh sức khỏe tinh thần, đồng thời giúp phá bỏ rào cản và nhận thức sai lệch ở cộng đồng, đặc biệt ở những người trẻ hiện nay.
Không chỉ dừng lại ở việc làm nội dung, mọi video được đăng tải quanh chủ đề sức khỏe tinh thần do nhóm các nhà sáng tạo này sản xuất đều sẽ được liên kết đến các công cụ và hướng dẫn hỗ trợ của TikTok. Từ đó, cung cấp cho những người cần, cách nhận được hỗ trợ và lời khuyên tức thời ngay tại ứng dụng.
Trong một khảo sát toàn cầu để hiểu hơn về cách người dùng của TikTok cảm nhận về sức khỏe tâm thần và cách tiếp cận tốt nhất các mối quan tâm về sức khỏe tinh thần.
Như bạn có thể thấy trong các hình ảnh ở trên, sáng kiến này cũng bao gồm các liên kết đến các công cụ và hướng dẫn sức khỏe tâm thần của TikTok, cung cấp nhiều cách hơn để mọi người nhận được hỗ trợ và lời khuyên ngay lập tức khi giải quyết những mối quan tâm như vậy trong ứng dụng.
Ngoài ra, TikTok gần đây cũng đã thực hiện một cuộc khảo sát toàn cầu, hợp tác với công ty nghiên cứu thị trường YouGov, để hiểu rõ hơn về cách người dùng TikTok cảm nhận về sức khỏe tâm thần và cách tiếp cận tốt nhất các mối quan tâm về sức khỏe tâm thần.
Kết quả khảo sát cho thấy vẫn còn nhiều e ngại quanh chủ đề sức khỏe tinh thần. Đó là lý do TikTok muốn cung cấp nhiều công cụ hỗ trợ hơn nữa để thay đổi thói quen, tạo ra những cuộc trò chuyện cởi mở để người cần được giúp đỡ sẽ tìm thấy sự hỗ trợ phù hợp.
Với phạm vi tiếp cận và sức ảnh hưởng ngày một lớn của nền tảng sáng tạo video ngắn, TikTok rất coi trọng đến sức khỏe tinh thần của cộng đồng. Đặc biệt là trước những áp lực mà người sáng tạo nội dung thường phải đối mặt cũng như các tác động tiêu cực thường thấy trên mạng xã hội – vốn hay bị cho rằng tác động ảo chẳng thể gây ra hậu quả thật.
Mặt trái không thể phủ nhận của TikTok là có lượng người sử dụng quá lớn dễ dàng tiếp cận mọi nội dung mà bạn tạo ra, đồng nghĩa với việc khả năng cao sẽ có những cá nhân để lại bình luận tiêu cực. Những bình luận tiêu cực này không chỉ ảnh hưởng đến người sáng tạo nội dung mà còn đến bất kỳ ai thấy chúng. Vô hình chung, rất dễ để nhân rộng cảm giác tiêu cực đến một cộng đồng.
Không khó để nhận ra đã có rất nhiều nghiên cứu được thực hiện quanh mối nguy hiểm đối với thanh thiếu niên khi sử dụng mạng xã hội gắn với chủ đề tiêu cực, bắt nạt và hơn thế nữa. Vì thế, hành động của các nền tảng tương tự là cần thiết cho việc hỗ trợ cộng đồng, giúp đỡ cho những người cần những công cụ để sống lành mạnh hơn.
Nguồn : Marketing AI